Huế là 1 điểm đến cực hay, độc đáo và lạ lẫm, mang những nét riêng mà các vùng miền khác khó mà có được. Hiện nay, Huế vẫn luôn thu hút sự yêu thích và đam mê du lịch của tất cả mọi người, nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất là đến Huế thì nên đi đâu và ở đâu thì vẫn luôn tồn tại trong đầu các “xê dịch viên” lần đầu đến với Huế, và để góp phần giải đáp những câu hỏi đó, hãy cùng Box Travel khám phá những điểm đến sau đây nhé.
Mục lục
1. Quần thể các lăng vua nhà Nguyễn
Quần thể các lăng vua nhà Nguyễn được xem là một trong các điểm du lịch Huế nổi tiếng nhất mà bạn cần check-in ngay khi đặt chân đến vùng đất này, bởi những lăng tẩm này không chỉ là một địa danh nổi tiếng, mà còn là dấu ấn lịch sử văn hóa và niềm tự hào của những người con xứ Huế. Hầu hết các lăng đều tọa lạc ở phía Tây Nam thành phố Huế.
Lăng Gia Long (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà)
Còn gọi là Thiên Thụ Lăng, được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820 dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của vua Gia Long. Lăng Gia Long nằm trên một quả đồi bằng phẳng, xung quanh có 34 ngọn núi chầu. Có thể nói đây là một bức tranh tuyệt đẹp về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc thể hiện sự hoành tráng, cao sang của vị vua đứng đầu triều Nguyễn lúc bấy giờ.

Lăng Minh Mạng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà)
Còn gọi là Hiếu Lăng, nằm trên núi Cẩm Kê và chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km. Lăng Minh Mạng là tập hợp những công trình kiến trúc cực độc đáo với hơn 40 công trình bao gồm cung điện, lâu đài, đình đài. Bên cạnh đó, lăng còn là một kho tàng với gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu. Lăng Minh mạng thể hiện tính thâm nghiêm đăng đối như thiết chế xã hội mang tính cách một vị vua có tài thao lược ở nhiều lĩnh vực.

Lăng Tự Đức (phường Thủy Xuân, thành phố Huế)
Còn được gọi với tên khác là Khiêm Lăng, đây một trong những công trình đẹp của kiến trúc cung đình triều Nguyễn, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km. Lăng Tự Đức có tới gần 50 trình kiến trúc có chữ Khiêm trong tên gọi. Tại đây còn có nhà hát Minh Khiêm để vua thưởng nhạc hát, được xem là nhà hát cổ nhất ở Việt Nam hiện còn được bảo tồn.

Lăng Khải Định (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy)
Đây là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc châu Á và châu Âu. Lăng Khải Địnhlà đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình ghép sành sứ và thủy tinh. Lăng Khải Định cũng được xem là một trong những điểm du lịch Huế được rất được du khách yêu thích bởi kết cấu và cấu trúc tinh tế với giá trị nghệ thuật cực cao.

Ngoài ra, nếu có thời gian, các bạn vẫn có thể tham quan thêm nhiều lăng tẩm của các vua Nguyễn khác tại Huế như: lăng Thiệu Trị, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh…
2. Kinh Thành Huế – Đại Nội
Đại Nội là tên gọi phổ biến dùng cho cụm công trình bao gồm Hoàng thành và Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1804. Đại Nội Huế có tới hơn 140 công trình lớn nhỏ phục vụ cho bộ máy chính quyền trung ương, với hệ thống cổng thành cũng “đồ sộ” không kém. Toàn bộ Đại Nội trải rộng trên một khu đất có hình dạng gần vuông, mỗi cạnh lên tới 2500 m. Một số công trình và địa điểm “must ” khi bạn ghé thăm đại nội.
Ngọ Môn (cổng chinh phía Nam của Hoàng Thành)

Điện Thái Hòa
Đây là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng Thành. Điện Thái Hoà được xây dựng năm 1805, đây là nơi diễn ra các đại lễ của 13 đời vua từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại. Điện Thái Hòa có sân chầu rộng lớn phía trước, bên trong được thiết trí ngai vàng dùng làm nơi ngự của vua trong các buổi chầu, lễ. Với diện tích lớn và chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cùng nhiều kiến trúc đẹp, Điện Thái Hòa là nơi bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Đại Nội.

Các miếu
Thái Miếu (miếu thờ các vị chúa Nguyễn, xây dựng từ năm 1802), Hưng Miếu (miếu thờ ông Nguyễn Phúc Luân, thân sinh vua Gia Long), Thế Miếu (miếu thờ các vị chúa Nguyễn, xây dựng từ năm 1821), Triệu Miếu (miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh chúa Tiên Nguyễn Hoàng)

Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn
Là một trong năm khu vườn Ngự Uyển nằm bên trong Hoàng Thành, là nơi học tập và vui chơi của Hoàng tử, có diện tích lớn và cách bài trí hài hòa, đẹp mắt.

Một số địa điểm khác trong Đại Nội bạn cũng nên tham quan: Cửu Đỉnh, Tử Cấm Thành, nhà hát Duyệt Thị Đường, Thái Bình Lâu, cung Diên Thọ, lầu Tứ Phương Vô Sự…
Từ năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế đã chính thức được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới.
3. Trường Quốc Học Huế
Trường được xây dựng trên nền của Dinh Thủy Sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) ở bờ Nam của sông Hương. Lúc đầu trường chỉ là những dãy nhà tranh, đến năm 1914, những dãy nhà tranh được thay thế bằng hai dãy nhà lầu xây gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu và kiến trúc này đã được duy trì cho đến tận ngày nay.

4. Chợ Đông Ba
Tương tự như chợ Bến Thành ở Sài Gòn, chợ Đầm ở Nha Trang, chợ Đông Ba cũng được xem là một biểu tượng của Huế. Đây là khu chợ được mở ra từ thời vua Gia Long, sau nhiều biến cố thì được đổi tên thành chợ Đông Ba vào năm 1887 bởi vua Đồng Khánh.

5. Chùa Từ Đàm
Tọa lạc tại số 1 Sư Liễu Quán, thành phố Huế, chùa Từ Đàm ban đầu có tên gọi là Ấn Tôn, do Minh Hoằng Từ Dung khai sơn trong khoảng những năm 1695. Chùa Từ Đàm được rất nhiều người biết đến do vai trò quan trọng của chùa trong công cuộc chấn hưng và phát triển Phật giáo Việt Nam thời cận đại; đồng thời cũng là một điểm đến nổi tiếng khi nhắc đến các điểm du lịch Huế.

6. Chùa Thiên Mụ
Không thể nào “nhắm mắt làm ngơ” danh thắng này khi nhắc về du lịch Huế – chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ, còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, phường Kim Long, thành phố Huế (cách trung tâm khoảng 5 km về phía tây).

Đây là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở Huế (khoảng năm 1601). Khi nhắc về hình ảnh chùa Thiên Mụ, người ta thường nhớ ngay đến tháp Phước Duyên, trước là Từ Nhân Tháp; được xây dựng vào năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Tháp cao 21 m với hình bát giác và có bảy tầng. Mỗi tầng của tháp Phước Duyên thờ một vị Phật khác nhau. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.

Chùa Thiên Mụ còn là biểu tượng gắn với nét đẹp hiền hòa của cố đô Huế, trở thành điểm du lịch Huế nhất định phải ghé thăm của bất kỳ một du khách nào ghé thăm nơi linh thiêng nhưng cũng đầy lãng mạn này. Nếu ghé Huế mà chưa một lần nhìn ngắm chùa Thiên Mụ thì bạn chưa thật sự đến Huế.
7. Làng nón Phú Cam
Hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với vùng đất cố đô từ hàng trăm năm nay và trở thành đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế trong chiếc áo dài thướt tha. Chính vì vậy, nếu có thể, bạn nên ghé qua làng nón Phú Cam, phường Phước Vĩnh, để tận mắt nhìn những bàn tay khéo léo của các bà, các chị khi làm ra những chiếc nón đậm chất Huế này.

8. Đàn Nam Giao
Tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ trong trung tâm thành phố, đàn Nam Giao chính là một điểm du lịch Huế sẽ tạo điểm nhấn cho cả “chuyến vi hành” xứ Huế của bạn, bởi đây cũng là một trong những dấu ấn và biểu tượng lịch sử nổi tiếng của vùng đất này. Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được xây nên vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long.

9. Hải Vân Quan
Chiếc cổng đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử này là một điểm du lịch Huế nổi tiếng, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, một trong những đèo hiểm trở bậc nhất của Việt Nam với độ cao 490 m so với mực nước biển, Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, dưới thời vua Minh Mạng.

Ngày nay, Hải Vân Quan được xem là một thắng cảnh nổi tiếng, và là nơi không nên bỏ qua khi đi du lịch Huế. Đứng trên Hải Vân Quan, bạn có thể ngắm toàn cảnh đèo Hải Vân quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi – một góc rộng vô cùng hoàn hảo, đặc biệt với những ai “đam mê landscape” hoặc thích những điểm check-in hoành tráng.
11. Nhà vườn Huế
Điểm du lịch Huế tiếp theo dành cho các tín đồ thích check-in chính là các nhà vườn.
Nhà vườn An Hiên (số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế)
Là nhà vườn tiêu biểu nhất với kiến trúc độc đáo và cảnh quan đẹp. Ở giữa khu vườn là ngôi nhà rường ba gian hai chái với thiết kế, chạm trổ và trang trí nội thất hết sức mẫu mực.

Nhà vườn Phú Mộng (Phường Kim Long, thành phố Huế)
Là quần thể nhà vườn trong khu vực Phú Mộng – Kim Long ngày nay. Từ trung tâm men theo bờ bắc sông Hương chừng 2 km về hướng thượng nguồn, bạn sẽ đến nơi từng là phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa xứ Đàng Trong.

Nhà vườn Thủy Biều
Đến đây các bạn sẽ tận mắt thấy những khu vườn thanh trà rộng bạt ngàn – loại quả đặc sản Huế và đắm mình trong hương vị thơm ngọt, nhè nhẹ man mát đến khó quên của loại trái này. Hơn nữa, xung quanh Thủy Biều là một hệ thống các danh lam thắng cảm và công trình nổi tiếng, đặc biệt là hệ thống nhà rường cột hơn 100 năm tuổi.

11. Các bãi biển Huế
Các bãi biển duyên hải chính là đặc sản của miền Trung, và khi đi du lịch Huế bạn cũng đừng quên ghé thăm các bãi biển đẹp như tiên cảnh của vùng đất này nhé. Các bãi biển nằm trong danh sách những điểm du lịch Huế mà Box Travel muốn giới thiệu đến bạn gồm có:
Biển Cảnh Dương (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc)
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 65 km với bãi biển có hình vòng cung, độ dốc thoải, cát trắng mịn và nước biển trong xanh. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, đón những ánh nắng đượm vàng và thỏa thích tạo dáng vì bãi biển được ví như cảnh tiên của miền Trung đấy

Biển Lăng Cô
Là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới được bầu chọn vào năm 2009, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 75 km, bên dưới chân đèo Hải Vân, biển Lăng Cô hiển nhiên xuất hiện trong danh sách những điểm du lịch Huế nhất định phải check-in.
Biển Lăng Cô gần như chứa đựng tất cả những gì mà thiên nhiên có thể ban tặng: màu xanh của nước biển hòa với những cánh rừng nhiệt đới, bãi cát trắng trải dài, ánh nắng vàng ươm phủ lên cảnh vật mang lại cảm giác vừa mát mẻ nhưng cũng vừa mạnh mẽ.

Bãi biển Thuận An (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang)
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km, đây được xem là nơi thu hút du lịch và là thiên đường nghỉ dưỡng cho nhiều người. Bãi biển Thuận An không còn là địa chỉ xa lạ cho du khách; và nếu chọn lưu trú tại đây vài ngày, bạn còn có thể dành thời gian thưởng thức hương vị rượu nếp làng Chuồn, những món hải sản tươi ngon (sò huyết, tôm, mực nướng bãi biển) cũng như các món ăn địa phương khác.

12. Đồi Vọng Cảnh
Trong cẩm nang du lịch Huế “hướng dẫn”, nếu muốn ngắm toàn cảnh thiên nhiên kỳ thú của xứ Huế thì phải đến đâu? Chắc chắn câu trả lời sẽ là đồi Vọng Cảnh, tọa lạc tại phường Thủy Xuân, phía tây nam thành phố Huế. Chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương, tọa lạc giữa vùng lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn và đối diện với điện Hòn Chén bên kia sông Hương.

13. Đầm Chuồn
Đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) cũng được xem là một điểm du lịch Huế khá có tiếng trong giới “sống ảo”; là một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang. Chỉ cách thành phố Huế khoảng 10 km, để đến đây bạn chỉ cần đi qua quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền. Đến đây bạn có thể thưởng ngoạn một đầm nước mênh mông, ngắm cảnh hoàng hôn trên phá cực đẹp, thưởng thức các món ăn; và dĩ nhiên… chụp một vài tấm ảnh “so deep” để chia sẻ về chuyến du lịch Huế tuyệt vời của bạn nữa chứ!

14. Phá Tam Giang
Trong hầu hết các cẩm nang du lịch xứ Huế, Phá Tam Giang luôn luôn là địa danh không thể vắng mặt. Có chiều dài khoảng 25 km, Phá Tam Giang trải dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, nối liền với các đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai.

Từ tháng hai đến tháng bảy là thời gian lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống ngư dân nơi đây: cùng đi đánh bắt hải sản, thưởng thức các món ăn được chế biến từ hải sản tươi, hoặc chỉ đơn giản là đắm mình trong sắc trời nhuộm đỏ khi hoàng xuống trên phá Tam Giang.
15. Đèo Pe Ker
Nhắc đến Huế, nhiều người nhớ ngay đến đèo Hải Vân mà đôi khi bỏ quên mất Đèo Pe Ker – một địa điểm chưa biết ở Huế dành cho những ai thích khám phá và ngắm toàn cảnh từ trên cao. Đèo Pe Ker có độ dốc 10% và dài hơn 800 m. Từ thác A Nôr, bạn đi về hướng bắc khoảng 10 km để được đắm mình vào khung cảnh nên thơ, đẹp mắt của đèo Pe Ker.

Đèo Pe Ker đồng thời cũng mang lại một chút “cảm giác mạnh” cho những ai yêu thích mạo hiểm và khám phá bản thân qua những cung đường đèo.
16. Rừng ngập mặn Rú Chá
Rú Chá là cánh rừng ngập mặn nguyên sinh đang được phục hồi và phát triển với diện tích gần 5 ha tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Từ cảng Thuận An bạn có thể ghé chơi nơi đây bằng ghe xuồng hoặc tàu đánh cá.

Rú Chá được xem là một trong những địa điểm còn khá hoang sơ ở Huế, đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở vùng phá Tam Giang. Men theo những lối mòn vào sâu bên trong Rú Chá, bạn sẽ nhìn thấy một chiếc thuyền được làm bằng bê tông – đó chính là ngôi đền thờ thần biển, nơi ngư dân đến để cầu an trước mỗi lần ra khơi đánh bắt.
17. Cầu Trường Tiền
Điểm đến cuối cùng mà Box Travel muốn giới thiệu đến bạn hôm nay chính là cây cầu Trường Tiền trứ danh xứ Huế. Cầu Trường Tiền (hay còn gọi là Tràng Tiền) là cây cầu bắc qua sông Hương, được người Pháp thiết kế và xây dựng hoàn tất vào năm 1889. Câu nói nổi tiếng “cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp” là câu nói mô tả chính xác chiều dài của cây cầu này (420.6 m).
Sau nhiều lần đổi tên, cùng những đợt mưa bom khiến cây cầu mất đi số nhịp ban đầu thì hiện tại, Trường Tiền vẫn là cây cầu chứng nhân lịch sử hiền hòa bắc ngang sông Hương và hằng ngày đón rất nhiều lượt du khách ghé thăm.

Huế là một nàng thơ hiền hoà với vô vàn những cảnh vật tuyệt thế. Và ai yêu nàng thơ xứ Huế thì đừng quên rằng Box Travel luôn có những combo Huế cực hay ho cho các bạn cùng gia đình, người thân đến thăm cô nàng này nhé.